Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

3 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

3 nhóm chất quan trọng cho trẻ 1 – 3 tuổi

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, để phát triển toàn diện thì trẻ cần được bổ sung đầy đủ 3 nhóm chất chính: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất.

Chất đạm (protein)

Protein là thành phần cấu tạo chính của cơ bắp, máu, kháng thể, tuyến bài tiết,... và là thành phần không thể thiếu trong mọi chức năng sống trong cơ thể. Đồng thời protein là thành phần của các enzym tiêu hóa, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Thiếu protein sẽ khiến hoạt động tuyến nội tiết rối loạn, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí suy dinh dưỡng.

Trẻ 1-3 tuổi nhu cầu khoảng 35-44g chất đạm mỗi ngày, trong đó 50-60% là đạm động vật. Mẹ nên ưu tiên các loại đạm giá trị cao như thịt, sữa, trứng, cá, tôm... Bởi giai đoạn này, trẻ cần dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cần cân đối tỷ lệ chất đạm với các dưỡng chất khác để protein không trở thành gánh nặng cho gan, thận.
Hàm lượng protein trong mỗi 100g thực phẩm.


Chất béo (lipit)

Chất béo ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn là chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như hấp thu các vitamin A, D, E, K giúp trẻ phát triển tốt hơn, đồng thời là thành phần chính trong cấu trúc của não bộ. Khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ 1-3 tuổi cần cung cấp 1.180kcal năng lượng mỗi ngày. Trong đó, chất béo chiếm khoảng 35-40%, tương đương 45-50g mỗi ngày.

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng tăng. Mẹ có thể cho bé dùng các loại dầu, bơ, lạc, vừng, sữa... Tuy nhiên, cần lưu ý hàm lượng các acid béo no không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, lượng cholesterol không quá 250-300mg mỗi ngày.

Chất khoáng và vitamin

Các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt… có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chúng có vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của hệ xương răng, mô tế bào cũng như điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa của cơ thể. Với trẻ từ 1- 3 tuổi, mỗi ngày trẻ cần bổ sung 500mg canxi và 460mg photpho để tạo xương, răng.

Một trong những chất khoáng quan trọng cho sức khỏe trẻ nhỏ chính là kẽm. Kẽm không chỉ chuyển hóa năng lượng, tham gia vào chức năng chuyển hóa trong cơ thể, mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Bổ sung đủ kẽm còn giúp phòng chứng biếng ăn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày, bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ phòng chống chứng biếng ăn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ.
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày.
Đồng thời trong giai đoạn này trẻ cũng cần được bổ sung nhiều loại vitamin để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của trẻ. Các loại vitamin A, B, C, D hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ chống đỡ với bệnh tật. Trong đó, Vitamin B còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, chuyển hóa các dưỡng chất cho trẻ.

Hàng ngày, nhu cầu của trẻ về lượng vitamin A sẽ khoảng 400mgc/ngày, hay VitaminD sẽ là khoảng 5mgc/ngày và Vitamin K là 13mgc/ngày. Việc mẹ hiểu hết các nhu cầu của trẻ về lượng vitamin cần thiết sẽ là bước đệm để trẻ có một sức khỏe toàn diện nhất!

Bố mẹ cần bổ dung đầy đủ 3 nhóm chất quan trọng này qua chế độ ăn và uống sữa hàng ngày để trẻ phát triển toàn diện.

INSULAC IQ TODDER với công thức đặc biệt, cung cấp đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất kể trên với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội. Ngoài ra, Insulac Todder còn bổ sung DHA và ARA giúp phát triển trí tuệ và thị lực, TAURINE tăng cường hệ miễn dịch, GOS giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa của bé.… 
Khi nào mẹ cần bổ sung sữa công thức cho trẻ

Khi nào mẹ cần bổ sung sữa công thức cho trẻ

Sau khi nghỉ sinh, bạn phải quay trở lại với công việc bận rộn hàng ngày. Bạn lo lắng và thắc mắc không biết nếu chỉ bú sữa mẹ thì bé có no và đủ chất dinh dưỡng hay không? Bạn đang muốn tìm hiểu đến giai đoạn nào thì nên bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn của bé và loại sữa nào là phù hợp nhất với độ tuổi, thể trạng của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời hết tất cả những câu hỏi này.

Bổ sung sữa công thức cho trẻ khi nào?

Sữa mẹ và sữa công thức đều có giá trị dinh dưỡng riêng, theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO thì trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Kéo dài đến khi bé được 24 tháng tuổi thì càng tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sau này. Tuy nhiên vì công việc bận rộn và nhiều vấn đề gia đình, xã hội bạn không thể cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn được. Hoặc bạn muốn tìm một số chất có trong sữa công thức để giúp trẻ thông minh và phát triển đầy đủ hơn, nên việc duy trì cho bé bú mẹ và bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ là hoàn toàn có thể thực hiện được. Bổ sung sữa công thức cho trẻ có thể thực hiện ngay từ khi sơ sinh nhưng tốt nhất bạn nên nghe theo tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.

Vậy lời khuyên tốt nhất về vấn đề sử dụng sữa công thức cho trẻ là như thế nào?

- Đối với trẻ mới sinh: Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa, kích thước dạ dày của trẻ còn nhỏ và chưa phát triển đầy đủ. Trong khi đó, sữa công thức có thời gian tiêu hoá lâu hơn so với sữa mẹ, vì vậy bạn chỉ nên cho bé uống 30ml/lần, dần dần khi bé lớn hơn bạn có thể tăng lên 60ml/lần, khoảng 7-8 lần /một ngày.

- Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Mẹ hãy bắt đầu tăng dần lượng sữa mỗi lần uống của trẻ lên 90-120ml/lần, 5-6 lần mỗi ngày. Để tránh việc bé quấy khóc ban đêm hoặc tỉnh giấc vì đói, bạn nên biết cân bằng lượng sữa uống và cho bé bú mẹ đầy đủ.

- Từ 2-6 tháng tuổi: Bé lớn hơn đồng nghĩa với lượng sữa công thức cần cung cấp mỗi ngày cũng phải tăng lên 120-180ml/lần, khoảng 5-6 lần mỗi ngày. Các lần cách nhau 4 tiếng đồng hồ. Mẹ cần chú ý một số biểu hiện trẻ còn đói như khóc lên khi bị lấy bình sữa ra khỏi miệng, tay vẫn còn đưa vào miệng khi đã rút bình ra rồi... Nếu bé có các biểu hiện này thì cần pha thêm sữa để cho bé bú.

- Từ 6-12 tháng: Trẻ bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm nên ngoài dùng sữa, mẹ cần bổ sung một số loại cháo tôm, thịt bò xay cùng các loại rau, củ, quả vào chế độ ăn cho bé. Theo chuyên gia việc cung cấp sữa bột phù hợp với độ tuổi này của bé là 600ml-1000ml/ngày, chia ra 3 bữa chính trong ngày.

Dấu hiệu cho thấy bé đã no đó là ngừng quấy khóc, có thể ngủ ngon sau khi bé uống sữa, bạn đừng ép bé uống quá nhiều vì có thể gây nôn, trớ.

Hãy theo dõi cân nặng hàng tháng của trẻ để đánh giá việc uống sữa công thức có hiệu quả hay không, đồng thời khi bắt đầu trẻ uống sữa bình nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài thì bạn cần cho trẻ đi khám ngay lập tức, bởi có thể trẻ dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức.

Cách chọn sữa công thức phù hợp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa và bạn không biết loại sữa nào phù hợp nhất với độ tuổi, thể trạng, sở thích của trẻ. Đồng thời, tình trạng sữa giả, sữa kém chất lượng lan tràn cũng là một nỗi lo thường trực của các mẹ khi chọn mua sữa cho con. Lời khuyên mà các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn là:

Đọc kỹ các thành phần dinh dưỡng trên vỏ hộp và tuỳ vào nhu cầu sử dụng (tăng chiều cao, cân nặng, phát triển trí tuệ,...) mà lựa chọn loại sữa có tỷ lệ chất dinh dưỡng phù hợp.

Kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng của sữa.

Trước khi sử dụng, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì để đảm bảo pha sữa đúng cách, giúp trẻ nhận được đầy đủ các giá trị dinh dưỡng có trong sữa.

Nên dùng các sản phẩm sữa từ nước ngoài như INSULAC IQ INFANT để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.

INSULAC_IQ_INFANT với công thức đặc biệt cân đối tỉ lệ đạm Whey: Casein là 60:40, bổ sung thêm các vi dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé từ những bước đầu đời. Bên cạnh đó, Insulac IQ Infant được đánh giá là có mùi vị và thành phần giống hệt sữa mẹ. Điều này giúp bé không gặp phải khó khăn khi bú mẹ song song với uống sữa công thức hay giai đoạn cai sữa.


Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc về việc khi nào bổ sung sữa công thức cho trẻ là tốt nhất.
Theo: vicare
BÀ BẦU NÊN UỐNG SỮA NHƯ THẾ NÀO THÌ TỐT?

BÀ BẦU NÊN UỐNG SỮA NHƯ THẾ NÀO THÌ TỐT?

Thai phụ nào khi vừa biết mình mang trong người một mầm sống mới cũng đều hi vọng mang đến tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con. Một trong những vấn đề được thai phụ đặc biệt quan tâm là nên ăn gì, uống gì để bổ sung đầy đủ chất cho em bé trong bụng có thể phát triển hoàn thiện nhất. Và trong danh sách những thực phẩm có lợi được đưa ra đó, bao giờ sữa cũng nằm ở vị trí đầu tiên. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải uống sữa trong giai đoạn thai kỳ, và càng không có nghĩa là nếu thiếu sữa, bé yêu của bạn khi sinh ra sẽ kém anh kém chị…

Uống sữa, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn?

Đúng thế! Trong quá trình mang thai, nếu mẹ duy trì đều đặn khoảng 400-500ml sữa mỗi ngày, thì sẽ cung cấp được cho chính mình và cho bé yêu trong bụng một lượng lớn canxi, vitamin D, protein, các khoáng chất cần thiết. Đặc biệt với những thai phụ giai đoạn đầu bị nghén nặng, kém ăn, ăn ít thì việc uống sữa còn giúp bổ sung dưỡng chất kịp thời. Sữa cho bà bầu có thể chọn loại sữa bột chế biến theo công thức dành riêng, cũng có thể chọn sữa tươi tiệt trùng hoặc dùng dòng sữa bột Insulac Mom để bổ sung những chất dinh dưỡng vượt trội như: vitamin, chất sắt, folic acid, DHA…

Bạn lưu ý không nên uống các loại sữa tươi vắt trực tiếp từ bò ra, không qua quá trình xử lý hiện đại hoặc chỉ qua quá trình xử lý thủ công. Vì khi ấy, sữa dễ nhiễm các loại vi khuẩn gây hại, có khả năng gây nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hoặc khiến thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng, mắc một số bệnh nguy hiểm.

Tuy nhiên, có một khó khăn nho nhỏ nảy sinh lúc này, đó là một số thai phụ do cơ địa đặc biệt, không hấp thu được sữa. Khi uống các loại sữa dành cho bà bầu hay sữa tươi, phản ứng của cơ thể là khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí nôn. Các triệu chứng nghén cũng trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng với việc chọn sữa nào, uống bao nhiêu, uống ra sao chứ không nên cứ khăng khăng ép mình phải uống sữa được.

Nhiều thai phụ cũng đặt câu hỏi: Nếu không uống được sữa tươi thì uống sữa đậu nành có được không? Thực tế, sữa đậu nành cũng rất tốt cho sức khỏe. Thai phụ có thể uống thêm mỗi ngày 1 ly sữa đậu nành sau bữa sáng. Nhưng nếu dùng sữa đậu nành như một chọn lựa thay thế cho sữa tươi hay sữa công thức của bà bầu thì không nên. Nguyên nhân là vì hàm lượng canxi, phốt pho, Omega-3 (những chất có nhiều trong sữa tươi và rất cần cho thai phụ cũng như cho em bé) trong sữa đậu nành rất thấp. Chỉ uống sữa đậu nành thì bạn không thể nào bổ sung đủ lượng canxi đòi hỏi phải đặc biệt cao trong giai đoạn này được.

Có những cách để bạn bớt… ngán sữa!

Sẽ quá tốt nếu như bạn nhìn thấy sữa là… thèm, có thể uống liền tù tì cả ly lớn mà không hề hấn gì cả. Nhưng nếu như thấy cơ địa của mình có vẻ không chịu sữa cho lắm, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để giúp mình làm quen dần dần với việc uống sữa. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là hãy chia ra thành nhiều lần uống. Ví dụ như bạn cần uống 2 ly sữa lớn mỗi ngày thì đừng dồn lại mỗi lần nốc cả ly. Thay vì thế, hãy uống mỗi lần chỉ 1/3 ly và uống lần lượt 6 lần như thế.

Với sữa bột công thức, giai đoạn đầu bạn có thể pha ở mức tương đối loãng, uống từng ít một. Sau đó tăng dần về độ đậm và độ nhiều của mỗi lần uống. Bạn cũng có thể chọn một số loại sữa có nhiều hương vị như vani, cam, chocolate, dâu… để khiến mình dễ chịu hơn với việc uống sữa. Tuy nhiên, đến đây lại phải nhắc bạn một điều quan trọng. Chỉ nên chọn các loại sữa có sẵn những mùi này, chứ không được tự pha vào sữa các loại hoa quả hay thực phẩm khác. Ví dụ như không được pha sữa tươi với cam và hi vọng sẽ có được món… sữa cam. Không cho thêm vào ly sữa trắng của mình vài muỗng chocolate dạng bột. Vì những sự pha chế này của bạn có thể gây nên những phản ứng hóa học mà bạn không lường được, sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn cũng như cho thai nhi trong bụng.

Một cách khác cũng được khá nhiều bà bầu áp dụng là dùng thêm một ít bánh mì, bánh lạt, chấm với sữa rồi ăn để mùi bánh lấn át bớt mùi sữa, khiến bạn không còn khó chịu hay dị ứng nữa. Bạn cũng có thể tham khảo những thực đơn nấu ăn, để cho sữa vào một số món ăn, sao cho vẫn giữ nguyên được những công dụng của sữa mà không còn khiến bà bầu quá khổ sở khi uống nữa.

Trong trường hợp bạn vẫn không hấp thu được sữa?

Có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ rơi vào trường hợp đặc biệt này. Khi đó, bạn cứ uống sữa vào là dị ứng nặng. Lời khuyên của bác sĩ là thôi, đến đây thì đừng… cố nữa. Thực tế, nếu không uống sữa, bạn vẫn có thể có cách bổ sung đầy đủ cho cơ thể những dưỡng chất tương tự từ sữa thông qua các thực phẩm khác.

Ví dụ như bạn có nhu cầu canxi cao. Không uống được sữa, bạn vẫn có thể chọn một số loại hải sản lành tính như cua, cá cơm, cá bống, tép nhỏ…, nấu kỹ để bổ sung cho mình lượng canxi này. Với vitamin A, thay vì uống sữa, bạn có thể chọn những rau củ quả có màu đỏ như cà rốt, ép lấy nước uống mỗi ngày để tăng cường lượng vitamin A. Chỉ cần khéo léo cân đối thực đơn một chút, chắc chắn bạn sẽ bổ sung được cho cơ thể những chất mà lẽ ra sữa có thể mang đến.

Đặc biệt, xin nhắc thêm bạn là có hai món rất gần với sữa là sữa chua và phô mai. Sữa chua có thể cung cấp một lượng canxi tương đương sữa tươi, nhưng lại không hề gây đầy bụng, khó chịu. Do đó, nếu dị ứng với sữa tươi, bà bầu có thể tập cho mình thói quen ăn khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày, hoặc nhâm nhi một ít phô mai kẹp bánh mì đều được.



 INSULAC MOM là dòng sữa bột cao cấp dành cho mẹ mang thai và cho con bú được nhập khẩu 100% từ Mỹ. Bổ sung những chất dinh dưỡng vượt trội như: vitamin, chất sắt, folic acid, DHA… Uống 1-2 ly Insulac Mom mỗi ngày để xây dựng nền tảng cho bé từ lúc phôi thai và giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

VITAMIN D CẦN THIẾT CHO CON BẠN NHƯ THẾ NÀO?

VITAMIN D CẦN THIẾT CHO CON BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hãy cùng các chuyên gia Molivse tìm hiểu về loại vi chất dinh dưỡng này nhé!

1. Vitamin D là gì?

Vitamin D được biết đến như là “vitamin mặt trời” bởi vì cơ thể chúng ta có thể tạo ra vitamin D từ ánh mặt trời. Gồm một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.

Vitamin D rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ vì đây là thành phần giúp hấp thu và duy trì nồng độ Calci ổn định trong máu, xương và răng. Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương, chậm phát triển chiều cao, răng yếu, chậm biết đi, chân vòng kiềng,… Tuy nhiên bé không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đủ để tổng hợp vitamin này mà vẫn an toàn cho sức khỏe của bé.

2. Tại sao cần bổ sung vitamin D cho bé?

Mẹ cần bổ sung vitamin D cho bé vì các lý do sau:

Làn da của bé còn rất nhạy cảm không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Thức ăn hàng ngày của bé không cung cấp đủ lượng Vitamin D cần thiết.
Trong độ tuổi 0-12 tuổi bé cần một lượng lớn Vitamin D đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng về xương và răng.
Chỉ khi bổ sung đầy đủ lượng Vitamin D cần thiết bé mới phát triển được toàn diện về chiều cao, vóc dáng.

3. Loại vitamin D nào cần bổ sung cho bé?

Vitamin D3 (cholecalciferol) là dạng phù hợp của vitamin D đối với trẻ. Các sản phẩm vitamin D3 bạn sử dụng phải ở trong một dạng lỏng thích hợp cho bé và chỉ chứa vitamin D3. Sản phẩm có chứa các loại vitamin khác cũng như vitamin D (như các sản phẩm vitamin tổng hợp) không nên được sử dụng. Vitamin D tan trong dầu và cần có chất béo để hấp thu do đó mẹ nên bổ sung vitamin D cho bé qua các loại dầu ăn cung cấp đa vi chất dinh dưỡng, đảm bảo cho bé phát triển tốt nhất về cả thể chất và trí tuệ.

4. Tại sao cần bổ sung ngay?

Bằng chứng là trẻ em và bà mẹ ở Việt Nam có tình trạng thiếu vitamin D cao. Mức độ thiếu vitamin D dẫn đến xương yếu. Trong trường hợp nghiêm trọng thiếu vitamin D có thể gây còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Tỷ lệ còi xương ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng cũng như một số dạng ung thư. Do vậy việc bổ sung vitamin D ngay lúc này dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là trẻ em là điều hết sức cần thiết.

Vitamin D và tầm quan trọng đối với cơ thể trẻCần bổ sung vitamin D như thế nào cho bé?

5. Bổ sung vitamin D như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo liều vitamin D hàng ngày là 400 IU cho trẻ sơ sinh. Như vậy cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10 mcg (hay 400 UI) mỗi ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ, bổ sung cho tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (miền Bắc Việt Nam khi vào mùa đông), cần bổ sung vitamin D với lượng 800 UI/ngày.

Vitamin D3 có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như gan cá, thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa. Các loại nấm, men, rau quả có chứa ergosterol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3.

Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống sữa INSULAC IQ INFANT đầy đủ chất béo giúp hấp thu tốt vitamin D.

INSULAC IQ INFANT là sản phẩm sữa công thức đặc biệt dành cho tất cả các bé từ 0-12 tháng, sản xuất theo công thức sữa mẹ theo chuẩn FDA. Đặc biệt trong sữa cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng và một số vitamin như: D, A, E, C,… giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển vượt bậc.

5 Tuyệt Chiêu Dạy Con Nghe Lời Cực Hay Của Mẹ Mỹ

5 Tuyệt Chiêu Dạy Con Nghe Lời Cực Hay Của Mẹ Mỹ

Để dạy con nghe lời, cha mẹ nào cũng cần phải có "mẹo". Một mẹ Mỹ có 2 con nhỏ sẽ chia sẻ những "mẹo" dạy con nghe lời độc đáo của mình trong bài viết dưới đây.

Làm trẻ con cũng chẳng dễ dàng tẹo nào khi chúng luôn bị bố mẹ kiểm soát suốt cả ngày. Đôi khi chúng sẽ cáu giận và bạn chẳng làm được gì ngoài việc đứng một bên để mặc chúng làm theo ý của mình. Tuy nhiên vẫn có cách để dạy con nghe lời mà không cần phải la hét hay đánh mắng. Đây là một vài cách tôi đã áp dụng cho bọn trẻ nhà tôi:

1. Biến việc cần làm thành một trò chơi

Trong mọi công việc đều có một yếu tố thú vị. Nếu bạn tìm ra yếu tố đó, thì công việc đơn giản chỉ còn là một trò chơi. Câu này cực kì đúng với bọn trẻ. Đơn giản chỉ cần biến mọi việc bạn muốn chúng làm thành một trò chơi, chúng sẽ ngoan ngoãn làm theo ngay. Tôi biến việc mặc quần áo thành một cuộc thi xem ai mặc nhanh nhất, hay biến việc nhặt đồ chơi vào giỏ thành cuộc giải cứu các đồ chơi khỏi nham thạch trên mặt đất. Chỉ cần thêm vào một yếu tố thú vị, bọn trẻ sẽ làm theo lời bạn ngay.

2. Thêm vào vài yếu tố tưởng tượng

Con gái tôi thích tưởng tượng. Nếu muốn con bé mặc gì, làm gì, chơi gì, tôi chỉ cần biến thứ đó thành thứ mà nó muốn tưởng tượng ra. Ví dụ, tôi sẽ bày bàn ăn thật đẹp, mặc cho con bé bộ váy công chúa và thế là bữa trưa của chúng tôi đã biến thành buổi tiệc của công chúa rồi. Nhờ vậy mà con bé ăn ngoan hơn hẳn.

Còn có lúc, để dụ con bé ăn rau, tôi đã cho rau vào cái bánh sandwich pho-mát và nói rằng đây là chiếc bánh "sandwich nàng tiên cá" và rau chính là rong biển. Thế là con bé ngoan ngoãn ăn hết liền. Để áp dụng cách này, bạn phải thật sáng tạo.
Bé Fern con của tác giả.

3. So sánh với một nhân vật, hoặc người nổi tiếng mà chúng ngưỡng mộ

Tôi thừa nhận rằng, đôi khi tôi cũng cảm thấy có lỗi khi áp dụng cách này vì tôi chẳng muốn bọn trẻ lớn lên mà mang cái suy nghĩ phải giống người này người nọ, nhưng mà đôi khi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Nếu tôi muốn bé Fern mặc một bộ quần áo nào đấy (mặc dù con bé không thích), nhưng tôi sẽ so sánh bộ đó với phong cách của Taylor Swift. Vậy là nó thay đổi suy nghĩ liền.

4. Áp dụng chiêu "nói ngược"

Bảo bọn trẻ làm những việc trái ngược hoàn toàn với những gì bạn muốn nghe có vẻ như một câu nói đùa, nhưng nó lại thực sự có hiệu quả đấy. Bọn trẻ thường thích chống đối, mình mà muốn gì, nó sẽ làm trái ngược lại điều đó. Nếu bạn nắm bắt được tâm lý này của bọn trẻ, mọi thứ sẽ được giải quyết thôi. Ví dụ, nếu tôi muốn con bé nhà tôi ăn rau súp lơ, thứ mà con bé ghét nhất. Tôi sẽ bảo nó con đừng ăn bởi vì mẹ muốn ăn hết chỗ đó một mình. Vậy là tôi chưa kịp đưa cái súp lơ vào miệng thì con bé đã đòi lại.

5. Đưa ra các lựa chọn

Cách này nghe có vẻ ngược lại với mục tiêu đang nói đến trong bài, tuy nhiên nó lại một "chiến thuật" tuyệt vời. Mẹo ở đây là bạn chỉ đưa ra những lựa chọn mà bạn muốn chúng chọn thôi, nghĩa là dù chúng có chọn cách nào, thì vẫn là điều mà bạn muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn con dọn đống đồ chơi chúng bày ra, bạn sẽ hỏi "Con muốn dọn đồ chơi ngay lúc này, hay sau bữa trưa?", hay nếu chúng chống đối việc ngồi bô, bạn có thể nói: "Thế con muốn tự ngồi, hay để mẹ giúp nào?".

6. Chia sẻ từ chuyên gia

✨ Từ 4 – 10 tuổi là giai đoạn mà con cần được bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tối ưu. Và Insulac IQ Growth chính là người bạn đồng hành hàng đầu được rất nhiều ba mẹ tin dùng, lựa chọn cho con mình. 
INSULAC_IQ_GROWTH: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển theo đúng tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO như: DHA và ARA, Choline, Taurine, Canxi, Phot Pho, Vitamins và Khoáng chất... giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển trí não và thị lực, phát triển xương, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.
Mua hàng online, giao hàng tận nơi tại đây : http://www.insulac-emark.com/san-pham/insulac-iq-growth/insulac-iq-growth-1
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Mùa Lạnh

Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Mùa Lạnh

Mùa lạnh sắp đến, để bé sơ sinh được khỏe mạnh và phát triển bình thường, bố mẹ cần tham khảo bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh từ những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia.

1. Giữ ấm

Giữ ấm là điều quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh, nó sẽ giúp giữ sức khỏe cho trẻ mới sinh. Mặc dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, con cũng cần luôn được đảm bảo cơ thể ở nhiệt độ khoảng từ 36,5 đến 37 độ C.
Giữ ấm là điều quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh
Trong phòng riêng của con cần duy trì nhiệt khoảng 25 – 28 độ C, nên ấm áp và thoáng, tránh gió lùa. Nên dùng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, tuy nhiên tuyệt đối tránh dùng bếp than, khí C02 sẽ gây độc hay ngạt cho con.
Có một số cách giữ ấm cho con như: quấn chăn, hay đội mũ, đi tất, cho con luôn cạnh mẹ, khi con sinh non có thể dùng biện pháp Kanguru da kề da.
Cách tốt nhất là cho trẻ nằm gần mẹ, tránh để bé ngủ riêng, giúp con vừa nhận được hơi ấm từ mẹ, mẹ cũng có thể biết được là con ấm, lạnh, ướt… để kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh, nên cho con ăn theo yêu cầu, tốt nhất là con được bú mẹ hàng ngày. Khi đói, thân nhiệt của bé sẽ hạ. Khi bé khó bú hhoặc chưa quen với ti mẹ, bạn nên đổ thìa cho con ăn.
Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh1
Ở trẻ sơ sinh đến 1 tuần tuổi, việc tắm mỗi ngày là rất cần thiết

2. Tắm

Vào mùa đông, phụ huynh thường sợ con lạnh nên hay đóng bỉm cho bé cả ngày đêm hay hạn chế tắm cho con. Cách này không bảo vệ bé hữu hiệu, nó là một sai lầm khá phổ biến và đáng trách.
Ở trẻ sơ sinh đến 1 tuần tuổi, việc tắm mỗi ngày là rất cần thiết, lúc này cơ thể con còn nhiều chất có thể gây bám, khi không được tắm gội sạch sẽ, con dễ bị bít lỗ chân lông và gây viêm nhiễm hay ngứa ngáy.
Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh2
Nên chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm cho con khi ra ngoài
Phụ huynh nào cũng có thể tắm cho con tuy nhiên không phải người nào cũng biết cách. Con nên được tắm ở phòng kín, trong trường hợp dùng điều hòa, nên bật trước 20 phút để nhiệt độ phòng ấm lên (28 – 30 độ là vừa). Chuẩn bị khăn khô để lau người cho con, quần áo, mũ, bít tất đầy đủ để mặc ngay sau khi tắm.
Nhiệt độ của nước dùng để tắm cho con bằng nhiệt độ của cơ thể ( khoảng 36-37 độ C). Khi không có nhiệt kế để đo nước, có thể dùng khuỷu tay để thử, cảm giác nước vừa phải (không quá nóng, không quá lạnh) là được. Với trẻ trên 10 ngày thì không cần phải tắm hàng ngày, để 3-4 ngày tắm 1 lần. Thời gian để tắm cho con không quá 10 phút. Nên chú ý điều này trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh. 


theo nuoidayconthongminh